Ghi chú: Kéo xuống dưới để xem toàn bộ ảnh về nội thất. Hiện tại, HomyLand giảm 10% chi phí thiết kế từ hôm nay cho đến hết tháng 3/2021. Gọi hotline để được chúng tôi tư vấn tốt hơn.

Tải Chuyên đề 8 Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá – Download File Word, PDF

238 lượt xem

Chuyên đề 8 Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá

Chuyên đề 8 Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá
Nội dung Text: Chuyên đề 8 Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá


Vật liệu sử dụng trong công trình xây dựng rất đa dạng về chủng loại. Việc giám sát chất lượng khi đưa chúng vào sử dụng được thực hiện theo các bước sau: 1. Kiểm tra chất lượng trước khi thi công; 2. Giám sát sử dụng vật liệu trong quá trình thi công; 3. Nghiệm thu vật liệu trong công trình sau khi thi công. Bước 1 áp dụng cho tất cả các loại vật liệu. Bước 2 và 3 áp dụng cho các loại vật liệu có thay đổi hoặc có tính chất thử hình thành hoàn chỉnh…

*Ghi chú: Có 2 link để tải luận văn báo cáo kiến trúc xây dựng, Nếu Link này không download được, các bạn kéo xuống dưới cùng, dùng link 2 để tải tài liệu về máy nhé!
Download tài liệu Chuyên đề 8 Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá File Word, PDF về máy

Chuyên đề 8 Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá

Mô tả tài liệu

Nội dung Text: Chuyên đề 8 Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá

  1. Chuyên đề 8
    Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và
    kết cấu gạch, đá (8 tiết)

    1

  2. MỞ ĐẦU

    Vật liệu sử dụng trong công trình xây dựng rất đa dạng về chủng loại. Việc giám sát chất lượng
    khi đưa chúng vào sử dụng được thực hiện theo các bước sau:

    1. Kiểm tra chất lượng trước khi thi công;
    2. Giám sát sử dụng vật liệu trong quá trình thi công;
    3. Nghiệm thu vật liệu trong công trình sau khi thi công.

    Bước 1 áp dụng cho tất cả các loại vật liệu. Bước 2 và 3 áp dụng cho các loại vật liệu có thay đổi
    hoặc có tính chất thử hình thành hoàn chỉnh trong và sau quá trình thi công.

    Tài liệu này đề cập tới các loại vật liệu chính, thường sử dụng trong các công trình xây dựng, sau
    đây:

    1. Bê tông nặng thông thường (mác C10-40)
    2. Bê tông đặc biệt:
    – Loại mác cao (C50-60);
    – Bê tông chống thấm;
    – Bê tông chịu uốn;
    – Bê tông bơm;
    – Bê tông kéo dài thời gian ninh kết;
    – Bê tông cho kết cấu cần tháo đà giáo sớm.
    3. Khối xây thông thường;
    4. Vữa đặc biệt;
    5. Thép cốt bê tông;
    6. Ngói lợp, tấm lợp;
    7. Sơn, vôi.

    2

  3. I. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG NẶNG THÔNG THƯỜNG
    (MÁC C10 – 40)

    1.1. Căn cứ để giám sát.

    Các căn cứ chính về kỹ thuật mà người kỹ sư lấy làm chuẩn để giám sát là: Yêu cầu của
    thiết kế; các tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu kỹ thuật được duyệt và các yêu cầu riêng của chủ đầu
    tư.

    1.1.1 Yêu cầu của thiết kế.

    Các yêu cầu chính thường được thể hiện trực tiếp trên bản vẽ (ví dụ: bê tông C30 MPa, cốt thép
    CII Ra = 30 N/mm2 …), các yêu cầu khác được chỉ dẫn tuân thủ theo một số tiêu chuẩn quy phạm
    hoặc tài liệu kỹ thuật biên soạn riêng (ví dụ các tài liệu kỹ thuật về công tác bê tông, công tác
    xây trát, công tác vữa chèn, công tác hàn, sơn kết cấu thép …)

    Yêu cầu của thiết kế đối với vật liệu bê tông có thể gồm:

    – Giá trị cường độ nén của bê tông ở tuổi nghiệm thu (hay còn gọi là mác ). Ví dụ: Đối với các
    công trình dân dụng, công nghiệp thường là cường độ nén của bê tông ở tuổi 28 ngày (R28).
    Đối với các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi có thể là cường độ nén của bê tông ở các tuổi 180, 90
    hoặc 28 ngày. Giá trị cường độ nén của bê tông tại thời điểm thực hiện một công việc nào đó. Ví
    dụ : để cẩu, lắp cấu kiện, để kéo căng ứng suất, để tháo ván khuôn đà giáo, để vận chuyển vv…

    – Các chỉ tiêu cơ lý khác (ngoài cường độ nén) của bê tông .
    Ví dụ: cường độ uốn, độ chống thấm nước, độ chịu mài mòn, khối lượng thể tích …

    – Các yêu cầu riêng đối với vật liệu chế tạo bê tông.
    Ví dụ: Xi măng dùng loại PC40 hoặc loại ít toả nhiệt Q7ngày  75 Cal/g, loại bền sunphat …
    Đá dăm Dmax = 20 mm, phụ gia loại dẻo hoá hoặc siêu dẻo, chống thấm, hạn chế tốc độ toả
    nhiệt …

    – Các yêu cầu liên quan công nghệ thi công.

    Đối với một số công trình, thiết kế có thể giàng buộc yêu cầu về công nghệ. Ví dụ: sử dụng bê
    tông phù hợp công nghệ cốp pha trượt, bê tông có thời gian ninh kết phù hợp để không phát sinh
    mạch ngừng thi công vv…

    Tóm lại: Yêu cầu của thiết kế đối với vật liệu bê tông là tập hợp các giá trị cường độ (nén ,
    nén/uốn), các chỉ tiêu cơ lý khác (độ chống thấm nước, độ chịu mài mòn …) ở tuổi nghiệm thu
    và ở các thời điểm thực hiện một công nghệ (cẩu lắp, kéo ứng suất trước …); các yêu cầu riêng
    liên quan vật liệu và công nghệ chế tạo bê tông.

    1.1.2. Tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu kỹ thuật.

    + Tiêu chuẩn, quy phạm.
    Khi thiết kế chỉ định trực tiếp trên bản vẽ.

    3

  4. Ví dụ: Thép CIII TCVN 1651-85; thép SD 490 JIS G 3112 – 91

    Khi thiết kế không chỉ định trực tiếp trên bản vẽ.

    Thiết kế kết cấu theo tiêu chuẩn quốc gia nào thì vật liệu bê tông được giám sát khống chế theo
    tiêu chuẩn nước đó.

    Ví dụ: Kết cấu được thiết kế theo tiêu chuẩn Việt nam thì kích thước viên mẫu chuẩn được lấy
    theo TCVN 3105-93 (150x150x150 mm), thí nghiệm ép mẫu theo TCVN 3118-93 …

    Kết cấu được thiết kế theo tiêu chuẩn Mỹ thì kích thước viên mẫu chuẩn được lấy theo tiêu chuẩn
    Mỹ ASTM C 172 – 69 (xH = 150×300 mm), thí nghiệm ép mẫu theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM
    C39- 72

    Lưu ý các tình huống thường gặp:

    – Hệ số quy đổi từ cường độ nén của bê tông xác định trên viên mẫu hình trụ kích thước
    150×300 (xH) sang viên mẫu lập phương kích thước 150x150x150 mm:
    R(Mẫu lập phương) = k x R(mẫu trụ)
    k = 1,15 – 1,25, trung bình k = 1,2 (TCVN 3118-93)

    – Kích thước viên mẫu đúc để kiểm tra cường độ phải phù hợp đường kính hạt lớn nhất của cốt
    liệu sử dụng.

    Dmax = 10,20 mm (đá 1×2) dùng viên mẫu kích thước tối thiểu 100x100x100mm;
    Dmax = 40 mm (đá2 x4) dùng viên mẫu kích thước tối thiểu 150x150x150mm;
    Dmax = 70 mm (đá 4×6) dùng viên mẫu kích thước tối thiểu 200x200x200mm;
    Dmax = 100 mm (đá 6×8) dùng viên mẫu kích thước tối thiểu 300x300x300mm.

    Dùng khuôn kích thước nhỏ để đúc các viên mẫu bê tông có cốt liệu kích thước to hơn quy định
    sẽ tạo ra giá trị cường độ mẫu ép cao hơn 10-30% nhưng đây là giá trị giả tạo, không đúng cường
    độ bê tông kết cấu thực.
    (Chi tiết tham khảo TCVN 3105-93, TCVN 3118-93).

    + Tài liệu kỹ thuật

    Ở một số công trình lớn, người thiết kế có thể soạn thảo các tài liệu kỹ thuật riêng dưới
    dạng trích yếu các nội dung, yêu cầu chính từ các tiêu chuẩn, quy phạm. Tài liệu này có lượng
    thông tin lớn về yêu cầu của người thiết kế. Cách làm này tránh được việc ghi quá nhiều yêu cầu
    trên một bản vẽ và lặp lại một thông tin trên nhiều bản vẽ.

    Một vài ví dụ:
    – Specification for concrete work (điều kiện cho công tác bê tông)
    – Specification for grouting (điều kiện cho công tác vữa rót)
    – Điều kiện kỹ thuật công tác sản xuất bê tông thuỷ điện Hoà bình …

    Thực chất tài liệu kỹ thuật cũng là sự tập hợp các tiêu chuẩn quy phạm xây dựng dưới dạng rút
    gọn. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc của thiết kế.

    4

  5. 1.1.3. Yêu cầu riêng của chủ đầu tư.
    Thông thường, trong nhiệm vụ BQLDA giao cho bộ phận kỹ thuật trực thuộc hoặc trong
    hợp đồng giao cho một tổ chức giám sát khác thì yêu cầu chính vẫn là đảm bảo việc giám sát thi
    công thực hiện theo thiết kế đưọc duyệt, phù hợp tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành hoặc tài liệu kỹ
    thuật được phê duyệt.

    Bên cạnh đó chủ đầu tư có thể đặt ra một số yêu cầu riêng buộc công tác thi công phải tuân thủ.
    Các yêu cầu này thường căn cứ vào điều kiện thực tế của công trình, không trái với các văn bản
    pháp quy và yêu cầu thiết kế.

    Ví dụ: Cũng là thực hiện công việc thi công bê tông C30, chủ đầu tư có thể yêu cầu một số hoặc
    tất cả các hạng mục phải sử dụng bê tông thương phẩm hoặc bê tông bơm, quy định nguồn vật tư
    cung cấp vv… Đây cũng là căn cứ kỹ thuật để giám sát.

    Tóm lại: Căn cứ kỹ thuật để giảm sát là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, các tiêu
    chuẩn, quy phạm hoặc tài liệu kỹ thuật cần được áp dụng và một số yêu cầu riêng của chủ
    đầu tư.

    1.2. Trình tự và nội dung giám sát.

    1.2.1. Kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi thi công.
    Bao gồm kiểm tra vật liệu chế tạo bê tông và thành phần bê tông thí nghiệm.

    1.2.1.1. Kiểm tra vật liệu chế tạo bê tông.

    Mục tiêu cần đạt: Sự phù hợp của các vật tư cung ứng trên công trường và các phiếu kiểm tra
    chất lượng chúng với các căn cứ kỹ thuật được yêu cầu phải đảm bảo.

    Đối với các công trình áp dụng TCVN:

    + Xi măng: Trong phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu : Loại; lô sản phẩm; độ mịn; thời gian bắt
    đầu, kết thúc ninh kết; tính ổn định thể tích; cường độ nén.

    Xi măng đã chấp thuận cho sử dụng khi các chỉ tiêu kiểm tra phù hợp TCVN 2682-99 đối với xi
    măng poóc lăng thường, phù hợp TCVN 6260-97 đối với xi măng poóc lăng hỗn hợp. Riêng
    cường độ nén của xi măng Rx phải phù hợp với mác bê tông chế tạo Rb như sau:

    Rx/Rb  1 đối với bê tông không có phụ gia dẻo hoá và Rx/Rb = 0,8 – 1
    đối với bê tông có phụ gia dẻo hoá.

    + Cát: Trong phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu: nguồn gốc, khối lượng riêng, khối lượng thể
    tích, lượng tạp chất hữu cơ, cấp phối hạt, môđun độ lớn, lượng hạt trên sàng 5 mm, độ bẩn.

    Cát được chấp thuận cho sử dụng khi các chỉ tiêu kiểm tra phù hợp TCVN 1770-86. Đối với bê
    tông Rb < 30MPa khi có đủ luận chứng kinh tế – kỹ thuật có thể linh hoạt chấp thuận cho sử
    dụng nếu cát có 1-2 chỉ tiêu nào đó không hoàn toàn phù hợp TCVN 1770-86.

    Các loại cát nước bẩn, nước lợ cần được khống chế thêm chỉ tiêu hàm lượng Cl-  0,05%.

    5

  6. Các loại cát sử dụng cho các hạng mục công trình chịu lực quan trọng, các khối đổ kích thước lớn
    cần được khống chế khả năng phản ứng kiềm – silíc.

    + Đá (sỏi): Trong phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu: nguồn gốc, khối lượng thể tích, khối lượng
    thể tích xốp, đường kính hạt lớn nhất, độ bẩn, lượng hạt hoi dẹt, cấp phối, độ nén dập.

    Đá (sỏi) được chấp thuận cho sử dụng khi các chỉ tiêu kiểm tra phù hợp TCVN 1771-87.

    Đối với bê tông Rb < 30MPa khi có đủ luận chứng kinh tế – kỹ thuật có thể linh hoạt chấp thuận
    cho sử dụng nếu dá dăm (sỏi) có 1-2 chỉ tiêu không hoàn toàn phù hợp TCVN 1771-87.

    Các loại sỏi nước biển, nước lợ cần được khống chế thêm hàm lượng Cl-  0,01%.

    + Nước trộn và bảo dưỡng: Trong phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu: loại, nguồn gốc; độ pH;
    lượng muối hoà tan, lượng ion Cl- , lượng ion SO4=.

    Nước được chấp thuận cho sử dụng nếu các chỉ tiêu kiểm tra phù hợp TCVN 4506-87.
    Thận trọng khi cho phép sử dụng các nguồn nước nhiễm mặn. Công trình bê tông cốt thép thông
    thường xây ở vùng biển nên khống chế Cl-  500mg/l.

    + Phụ gia bê tông: Chứng chỉ của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu : loại;
    hãng sản xuất; năng lực và tính chất (khả năng giảm nước, khả năng kéo dài ninh kết, …); tỷ lệ
    phụ gia khuyến cáo sử dụng theo % so với xi măng.
    Phụ gia được chấp thuận cho sử dụng khi phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật hoặc thi công của
    công trình, đúng hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất, có kết quả so sánh đối chứng bê tông có
    và không có phụ gia trên loại phụ gia đưa về công trình.
    Không nên sử dụng phụ gia có chứa Cl- cho kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện Việt nam.

    1.2.1.2. Kiểm tra thành phần bê tông thí nghiệm.

    Mục tiêu cần đạt: Sự phù hợp vật liệu thí nghiệm và vật liệu thi công, độ tin cậy của quá trình
    đúc, ép mẫu thí nghiệm và phiếu thành phần bê tông do phòng thí nghiệm lập.

    Thành phần bê tông được chấp thuận cho sử dụng khi đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau:
    a. Vật liệu thí nghiệm được lấy từ nguồn vật tư đã được chuẩn bị đủ cung ứng cho một hạng
    mục công trình cần đổ, đạt chất lượng theo kết quả kiểm tra nêu ở 1.2.1.1
    b. Có độ sụt phù hợp dạng kết cấu và biện pháp thi công chúng. Tham khảo bảng 1.

    Bảng 1. Độ sụt hỗn hợp bê tông nên dùng cho các dạng kết cấu.

    Dạng kết cấu Độ sụt, cm
    Tối đa Tối thiểu
    Móng và tường móng bê tông cốt thép 7-8 23
    Móng bê tông, giếng chìm, tường phần ngầm 78 23
    Dầm, tường bê tông cốt thép 910 23
    Cột 910 23
    Đường, nền, sàn 78 23

    6

  7. Khối lớn 56 23

    Ghi chú: Bảng này áp dụng cho thời gian thi công 45 phút ở thời tiết nóng (T 30oC) 60 phút cho
    thời tiết mát (T< 30oC).

    – Khi thi công đầm máy, độ sụt có thể theo bảng 1.
    – Khi thi công đầm thủ công, độ sụt có thể chọn cao hơn 2 3cm.
    – Khi thi công đầm bằng phương pháp rung nén, rung va, độ sụt chọn bằng 01 cm
    hoặc chọn hỗn hợp có độ cứng Vebe 4 8 s.
    – Độ sụt thích hợp phục vụ một số công nghệ thi công đặc biệt có thể chọn như sau:
    Cọc khoan nhồi: 14  16cm; bê tông bơm: 12  18cm tuỳ theo khoảng cách và chiều
    cao bơm; chèn các khe, hốc, mối nối nhỏ không đầm được: 18  22 cm.
    – Khi thời gian thi công cần kéo dài thêm 3045 phút, độ sụt có thể chọn cao hơn 23
    cm so với giá trị ghi ở bảng 1

    c. Đủ sản lượng: Thành phần bê tông thí nghiệm phải đảm bảo đủ thể tích cho 1m3 bê tông sử
    dụng (vật liệu khô). Điều này được kiểm tra bằng công thức:

    X C Đ
    —- + N + ——- + ——– = 1000 , lít (1)
    aX aC aĐ

    Trong đó:
    X, N, C, Đ là lượng dùng xi măng , nước, cát, đá (sỏi) cho 1m3 bê tông ở trạng thái khô;
    aX , – Khối lượng riêng của xi măng, giá trị trung bình với xi măng Poóc lăng bằng 3,1g/cm3
    aC, aĐ – Khối lượng thể tích của cát, đá hoặc sỏi cho 1m3 bê tông, giá trị thường gặp:
    aC = 2,62 – 2,65 g/cm3 với cát sông,
    aĐ = 2,63-2,68 g/cm3 với đá dăm gốc đá vôi; 2,7-2,8 g/cm3 với đá dăm granít; 2,63-2,66 g/cm3
    với sỏi

    Ví dụ: Bê tông mác 20 (MPa) thường gặp
    Thành phần 1m3 bê tông 1: X1 = 340 kg; C1 = 685 kg; Đ1 = 1180 Kg; N1 = 185 lít
    Thành phần 1m3 bê tông 2: X2 = 390 kg; C2 = 780 kg; Đ2 = 1360 Kg; N2 = 210 lít

    Thể tích bê tông thực theo công thức 1 là:

    V1 = 340/3,1 + 685/2,63 + 1180/2,65 + 185 = 1000 lít = 1m3

    V2 = 390/3,1 + 780/2,63 + 1360/2,65 + 210 = 1145 lít = 1,145m3

    Như vậy ở thành phần 2 có lượng dùng xi măng lớn hơn so với ở thành phần 1 nhưng thực chất
    thể tích của chúng lại lớn hơn 1 m3 nên thành phần đó cần được hiệu chỉnh qui về 1m3:
    V2/V1 = 1,145/1 = 1,145

    Xcp2 = X2/1,145 = 340 kg Ccp2 = C2/1,145 = 681 kg
    Đcp2 = Đ2/1,145 = 1188 kg Ncp2 = N2/1,145 = 183 kg

    7

  8. Thành phần đúng của 1m3 bê tông 2:
    X2 = 340 kg; C2 = 681 kg; Đ2 = 1188 Kg; N2 = 183 lít

    d. Đạt mác trên mẫu thí nghiệm thành phần:

    Mẫu bê tông sau khi đúc được thí nghiệm kiểm tra cường độ nén được quy đổi về cường độ mẫu
    chuẩn kích thước 150x150x150 mm. Cường độ nén từng viên mẫu bê tông được tính theo công
    thức:
    R =  . P/F (2)

    Trong đó: P – Tải trọng phá hoại, tính bằng daN;
    F – Diện tích chịu lực nén của viên mẫu, tính bằng cm2;

     – Hệ số tính đổi kết quả thử nén các viên mẫu bê tông kích thước khác viên mẫu
    chuẩn về cường độ của viên mẫu kích thước 150x150x150mm. Giá trị  lấy theo bảng 2.

    Bảng 2
    Hình dáng và kích thước mẫu (mm) Hệ số tính đổi 
    Mẫu lập phương
    100x100x100 0,91
    150x150x150 1,00
    200x200x200 1,05
    300x300x300 1,10
    Mẫu trụ
    71,4×143 và 100×200 1,16
    150×300 1,20
    200×400 1,24

    Cường độ nén của thành phần bê tông thí nghiệm là trung bình số học của cường độ nén các viên
    mẫu (chi tiết xem TCVN 3118-93)

    Thành phần bê tông thí nghiệm được coi là đạt khi có mức dự phòng cho thi công như sau:
    – Trong trường hợp đong bằng xô, xe cải tiến, trộn bằng xẻng, đầm bằng tay: cường độ
    nén trung bình vượt mác bê tông thiết kế 18-20%;
    – Trong trường hợp đong bằng xe cải tiến vạch mức chính xác, hộc đong thể tích chính
    xác, trộn bằng máy, đầm bằng máy: cường độ nén trung bình vượt mác thiết kế 13-
    15%;
    – Trong trường hợp cân tự động, trộn máy, đầm máy: cường độ nén trung bình vượt
    mác bê tông thiết kế 10-12%.

    e. Đạt mác theo các chỉ tiêu khác nếu thiết kế có yêu cầu: cường độ chịu uốn, mác chống thấm,
    cường độ ở các tuổi công nghệ …

    Sau khi kiểm tra đầy đủ thấy đạt tất cả các yêu cầu kể trên (từ a-e) có thể tiến hành chấp nhận cho
    sử dụng thành phần đã thí nghiệm để chế tạo bê tông kết cấu.

    1.2.2. Giám sát thi công.

    8

  9. Bao gồm giám sát các công đoạn trộn, vận chuyển, đổ đầm, bảo dưỡng, lấy mẫu thử cơ lý và sử
    lý khuyết tật (nếu có).

    1.2.2.1. Giám sát trộn hỗn hợp bê tông:

    Mục tiêu cần dạt: Sử dụng đúng vật liệu, phù hợp thành phần bê tông thí nghiệm đã chấp thuận.

    Trộn bê tông theo các công nghệ khác nhau: thủ công (cân đong thủ công), bán cơ giới (cân đông
    thủ công, trộn may), cơ giới (cân đong tự động , trộn máy) ảnh hưởng tới mức đồng đều các tính
    chất cơ lý của bê tông dao động ở mức 7-20%.

    Các nội dung giám sát chính:

    Thành phần mẻ trộn:
    Trình tự xác định khối lượng của thành phần một mẻ trộn phù hợp dung tích máy trộn như sau:

    * Tính hệ số ra bê tông .
    1
     = ———————————- (3)
    X + C + Đ
    vx vc vđ

    Trong đó:
    X,C,Đ – Khối lượng xi măng, cát, đá (sỏi) trong 1m3 bê tông, Kg ;

    vx, vc, vđ (vs) – Khối lượng thể tích xốp (đổ đống) của xi măng, cát, đá ( sỏi ), Kg/m3

    Số liệu thường gặp vx = 1100  1300 Kg/m3 ;
    vc =1350 1450 Kg/m3 ; vđ = 1350  1450 Kg/m3 ; vs = 1500  1550Kg/m3
    * Tính thể tích bê tông Vmẻ tối đa có thể trộn 1 mẻ trong thùng máy dung tích Vmáy

    Vmẻ =  . Vmáy (4)

    * Vật liệu thực tế cho 1 mẻ trộn máy X1,, C1 , Đ1 , N1 , PG

    X1 = X . Vmẻ (5 )
    C1 = C . Vmẻ (6)
    Đ1 = Đ . Vmẻ (7)
    N1 = N . Vmẻ (8)
    PG = PG . Vmẻ (9)

    Năng lực máy trộn: máy trộn rơi tự do áp dụng cho DS  4-5cm. Máy trộn cưỡng bức áp
    dụng cho mọi loại độ sụt.
    Điều chỉnh thành phần mẻ trộn:

    Khi cốt liệu ẩm:

    9

  10. – Thí nghiệm xác định độ ẩm của vật liệu.
    – Căn cứ vào thành phần bê tông do phòng thí nghiệm cấp, điều chỉnh thành phần bê tông hiện
    trường phù hợp với độ ẩm thực tế của vật liệu.

    Xh =X (10)
    Ch = C (1 + Wc/100) (11)
    Đh = Đ (1 + Wđ/100) (12)
    Nh = N – C. Wc/100 – ĐWđ/100 (13)

    Xh ,Ch ,Đh ,Nh :-Khối lượng xi măng,cát đá ,nước của thành phần điều chỉnh, Kg
    X, C , Đ , N : -Khối lượng xi măng, cát đá, nước của thành phần vật liệu khô, Kg
    Wc , Wđ : – Độ ẩm tương ứng của cát, đá, %

    – Khi chỉ ước tính được độ ẩm của cát, đá, cần khống chế chặt chẽ lượng nước trộn Nh đảm bảo
    hỗn hợp trộn ra cho đúng độ sụt của thành phần thí nghiệm.

    Khi cát lẫn sỏi:

    – Lượng sỏi trong cát xác định bằng lượng cỡ hạt > 5mm. Thành phần bê tông hiện trường được
    hiệu chỉnh như sau: Xi măng và nước giữ nguyên, lượng cát và đá được hiệu chỉnh theo công
    thức 14 và 15:

    Ch = C (1 + Shc/100) (14)

    Đh = Đ – C. Shc/100) (15)

    Trong đó: Ch ,Đh : Khối lượng cát, đá của thành phần hiện trường, Kg
    Shc : Lượng sỏi trong cát sót lại trên sàng 5mm , xác định qua thí
    nghiệm,%
    C , Đ : Khối lượng cát, đá của thành phần thí nghiệm,Kg

    – Nếu trong thành phần thiết kế, lượng sỏi trong cát đã được tính bù vào cát thì cần so sánh
    lượng sỏi trong cát thực tế hiện trường Shs với lượng sỏi ở thành phần thí nghiệm Ss. Khi đó giá
    trị Shs trong các công thức 13 và 14 được thay bằng (Shs – Ss).

    1.2.2.2. Giám sát vận chuyển hỗn hợp bê tông.

    Mục tiêu cần đạt: đảm bảo hỗn hợp bê tông tại cửa máy bơm và tại vị trí đổ bê tông có độ sụt phù
    hợp yêu cầu ghi ở mục 1.2.1.2 (b).

    Từ các yêu cầu ghi ở mục 1.2.1.1.b và mức tổn thất độ sụt trung bình 2-3 cm cho 30 phút mùa
    hè và 45 phút về mùa đông cho phép sử dụng thành phần thí nghiệm điều chỉnh độ sụt tại trạm
    trộn theo nguyên tắc:

    Đồng thời tăng nước và tăng xi măng (giữ nguyên tỷ lệ N/X và lượng cốt liệu).
    Một thông số khác cần giám sát trong quá trình vận chuyển là sự phân ly của hỗn hợp bê tông,
    tức hiện tượng cốt liệu lớn chìm xuống hoặc tách khỏi mẻ trộn, xi măng nước nổi lên trên. Điều

    10

  11. này thường xảy ra với hỗn hợp bê tông có độ sụt lớn, vận chuyển bằng xe ben trên đường xóc
    hoặc bê tông ít xi măng (180 – 220 kg/m3). Khi đó hỗn hợp bê tông cần được yêu cầu đảo lại bằng
    xẻng trước khi đổ vào kết cấu.

    1.2.2.3. Giám sát đổ, đầm bê tông kết cấu.

    Mục tiêu cần đạt : Không để bê tông trong kết cấu bị rỗ hoặc phân tầng
    Giới hạn cho phép thi công không bị rỗ

    a) Độ sụt:
    – Đầm dùi: DSmin = 2-3 cm với kết cấu lớn hoặc ít cốt thép;
    DSmin = 4-5 cm với kết cấu mảnh hoặc dày cốt thép
    – Đầm tay: DSmin = 5-6 cm với kết cấu lớn hoặc ít cốt thép;
    DSmin = 7-8 cm với kết cấu mảnh hoặc dày cốt thép
    b) Kích thước đá:

    Đường kính hạt lớn nhất của đá (sỏi), Dmax, để thi c ông một kết cấu cụ thể cần đảm bảo
    đồng thời các điều kiện:

    – Không vượt quá 1/5 kích thước nhỏ nhất giữa các mặt trong của ván khuôn;
    – Không vượt quá 1/3 chiều dày tấm, bản;
    – Không vượt quá 3/4 kích thước thông thuỷ giữa các thanh cốt thép liền kề.
    c) Đổ, đầm theo từng lớp, đúng quy định của TCVN 4453-95
    Lưu ý:
    -Tránh xả hỗn hợp bê tông trực tiếp từ bunke hoặc vòi bơm vào kết cấu cao ( cột, …);
    -Tránh dùng đầm để san bê tông;
    -Tránh đầm sót hoặc đầm quá lâu, lặp lại nhiều lần ở 1 vị trí (bê tông bị phân tầng).

    d) Chủ động sử lý các mạch ngừng
    Đối với các kết cấu lớn về khối tích hoặc diện tích cần căn cứ năng lực thi công thực tế chủ
    động đặt các mạch ngừng. Để tránh rỗ cho các mạch ngừng này nên rải 1 lớp vữa XM:C
    mỏng (2-3cm) có tỷ lệ tường tự như XM:C trong thnàh phần bê tông vào mạch ngừng trước
    khi đổ lớp bê tông mới.

    e) Có dự phòng thời tiết: nắng gắt, mưa, gió lớn.

    1.2.2.4. Giám sát bảo dưỡng bê tông.

    Mục tiêu cần đạt: Bê tông phát triển cường độ thuận lợi, chống nứt do co ngót.

    Hình thức bảo dưỡng:
    – Phủ ẩm hặc phun phủ chất chống mất nước;
    – Phun nước theo chu kỳ;
    – Ngâm nước.

    Khi bê tông không được baỏ dưỡng cường độ nén, kéo của bê tông có thể bị suy
    giảm 10-30%, các kết cấu bề mặt rộng, đổ bằng bê tông bơm dễ bị nứt do co ngót.
    Các dạng vết nứt co ngót thưòng gặp:

    11

  12. – Nứt mặt không theo một hướng xác định.
    – Nứt dọc theo các thanh cốt thép;
    – Nứt đều theo khoảng cách 6-12 m/vết đối với các kết cấu dài.
    – Thời gian bảo dưỡng ẩm cần thiết theo qui định TCVN 5592-91 (bảng 3).

    Bảng 3. Thời gian bảo dưỡng ẩm cần thiết (TCVN 5592:1991)

    Vùng khí hậu bảo Tên mùa Tháng Cường độ bảo Thời gian bảo
    dưỡng BT dưỡng tới hạn, dưỡng cần thiết,
    %R28 ngày đêm
    Từ Diễn châu ra Bắc Hè 4-9 50-55 3
    Đông 10-3 40-50 4
    Từ Diễn châu đến Khô 2-7 55-60 4
    Thuận hải và phía Mưa 8-1 35-40 2
    Đông Trường sơn
    Tây nguyên và Nam Khô 12-4 70 6
    bộ Mưa 5-11 30 1

    1.2.2.5. Giám sát thí nghiệm thử độ sụt, lấy mẫu thử cường độ:

    Thử độ sụt:

    – Kiểm tra độ sụt của hỗn hợp bê tông nhằm giám sát sự phù hợp của chúng đối với công nghệ
    yêu cầu.

    – Dụng cụ thí nghiệm độ sụt: côn hình nón và que chọc theo yêu cầu TCVN 3106: 1993.
    – Lưu ý khi thực hiện: Côn thử phải được giữ cố định, không lắc ngang
    Nhắc côn phải nhẹ nhàng, theo phương thẳng đứng.

    Lấy mẫu thử cường độ:

    – Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông và được bảo dưỡng
    ẩm tương tự kết cấu theo TCVN 3105:1993
    – Khối lượng lấy mẫu  1,5 V cần lấy.
    – Đúc mẫu: kích thước viên mẫu tuỳ thuộc vào Dmax cốt liệu lấy theo bảng 4.

    Bảng 4
    Dmax cốt liệu, mm Kích thước viên mẫu lập phương, mm
    10 và 20 100
    50 150
    70 200
    100 300

    – Yêu cầu: Mẫu lấy được đảm bảo không bị mất nước; không bị tác động của nhiệt độ
    – Thử cường độ bê tông theo TCVN 3118:1993

    12

  13. Hình dạng mẫu bê tông bị phá hoại chuẩn

    – Các thông số ảnh hưởng chính tới cường độ nén của bê tông.

    Rb28 = A.Rx (X/N – 0,5) khi X/N  2,5 (16)
    Rb28 = A1.Rx (X/N + 0,5) khi X/N > 2,5 (17)

    Trong đó:
    Rb28 – cường độ nén của bê tông ở tuổi 28 ngày đêm, MPa;
    Rx – cường độ thực tế của xi măng, MPa;
    X – Lượng xi măng dùng trong 1m3 bê tông, Kg;
    N – Lượng nước dùng trong 1m3 bê tông,lít ;
    A, A1 – là hệ số chất lượng vật liệu sử dụng.

    Mức ảnh hưởng của Rx, N/X có thể 30-50%, mức ảnh hưởng cốt liệu (A, A1) có mức 5-10%.
    Giám sát cần chú ý khi thay đổi loại xi măng, khi trộn thêm nước một cách tuỳ tiện.

    1.2.2.6. Chấp nhận bê tông đã đổ

    – Bê tông được sản xuất đúng vật liệu thành phần đã thiết kế (hoặc phù hợp nếu có điều chỉnh)..
    – Các công đoạn thi công vận chuyển, đổ, đầm, bảo dưỡng đã được thực hiệnđúng yêu cầu.
    – Cốp pha, gông định vị, các chi tiết chờ không bị xê dịch.
    – Bề mặt bê tông sau khi đổ nhẵn phẳng, không bị rỗ, không bị phân tầng. Các khuyết tật nếu có
    đã được sử lý : Rỗ mặt ngoài: Trám vá
    Rỗ sâu bên trong: khoan, bơm ép hồ xi măng

    1.3. Nghiệm thu

    Công việc nghiệm thu vật liệu bê tông được dựa trên các căn cứ:

    – Chấp thuận vật liệu, thành phần trước khi thi công;
    – Chấp thuận chất lượng bê tông đã sản xuất và đổ;
    – Chấp thuận phiếu thử nghiệm cường độ (và một số chỉ tiêu khác thiết kế yêu cầu) bê tông của
    khối đổ;
    – Bê tông được xử lý hết khuyết tật sau khi tháo cốp pha:

    13

  14. II. BÊ TÔNG ĐẶC BIỆT

    2.1. Bê tông cường độ cao (C50-80)

    Ngoài các yêu cầu như bê tông nặng thông thường, đối với bê tông cường độ cao cần lưu ý bổ
    sung các vấn đề sau:

    2.1.1. Kiểm tra trước khi thi công.

    Mác xi măng: Thông thường xi măng dùng cao hơn một cấp về cường độ so với bê tông là
    tốt nhất. Trong trường hợp chỉ có xi măng PC40, PC 50 theo TCVN 2692:1999 thì để chế tạo
    bê tông C(50-60) cần dùng kết hợp một loại phụ gia có khả năng giảm nước (xem Chỉ dẫn kỹ
    thuật thiết kế thành phần bê tông các loại).

    Với bê tông mác 50:
    – Dùng xi măng cường độ 5055 (MPa) kết hợp với tối thiểu 1 loại phụ gia dẻo hoá.
    – Dùng xi măng cường độ 4045 (MPa) kết hợp với tối thiểu 1 loại phụ gia dẻo hoá
    cao cho bê tông có độ sụt thấp (ĐS  10 cm), kết hợp với tối thiểu 1 loại phụ gia siêu
    dẻo cho bê tông có độ sụt cao (ĐS = 12 18cm).
    Với bê tông mác 60:
    – Dùng xi măng cường độ 5055 (MPa) kết hợp với tối thiểu 1 loại phụ gia dẻo hoá cao
    cho bê tông có độ sụt thấp (ĐS  10 cm), kết hợp với tối thiểu một loại phụ gia siêu
    dẻo cho bê tông có độ sụt cao (ĐS = 12 18cm).
    – Dùng xi măng cường độ 4045 (MPa) kết hợp với tối thiểu 1 loại phụ gia siêu dẻo có
    khả năng giảm nước mạnh cho bê tông có yêu cầu độ sụt thấp (ĐS  10 cm), không
    dùng xi măng này để chế tạo bê tông mác 60 (MPa) có độ sụt cao (ĐS = 12 18cm).
    Với bê tông mác 70-80: Dùng xi măng cường độ 50-55 MPa kết hợp phụ gia siêu
    dẻo và silicafume.

    Phụ gia: Sử dụng các loại phụ gia có khả năng giảm nước từ trung bình tới cao. Một số loại
    phụ gia thường gặp:
    Bảng 5
    Tên phụ gia Hãng SX Hiệu quả giảm Hàm lượng,
    nước,% %XM
    LK1 Viện KHCN XD 10-12 1-1,5
    Cosu Viện KHCN XD 15-20 1-1,5
    Mighty 150 KAO – Nhật 15-20 0,6-1,2
    Rheobuild 716 MBT – Thụy sĩ 15-20 0,7-1,2
    Sika R4 SIKAb- Thụy sĩ 15-25 0,6-2,3
    Đaracem 100 Grace – Mỹ 15-25 0,6-1,2
    Cường độ đá cần đảm bảo lớn gấp 2 lần mác bê tông yêu cầu thiết kế, riêng đá dăm có nguồn
    gốc đá vôi lớn gấp ít nhất 1,5 lần.

    Chỉ dùng đá dăm, không nên dùng sỏi. Sỏi tuy có cường độ cao nhưng bề mặt trơn nhẵn nên lực
    liên kết giữa sỏi và đá xi măng thấp dẫn đến cường độ thường không đạt yêu cầu (Sỏi chỉ dùng
    chế tạo BT mác  40 MPa).

    14

  15. Chất lượng của cát, đá

    * Đá: Chọn loại chất lượng cao
    – Thành phần hạt nằm trong biểu đồ cấp phối chuẩn TCVN 1771:1986
    – Nên dùng đá sạch hoặc rửa sạch trước khi dùng (hàm lượng bùn, bụi, sét dưới 0,5%). Khử sạch
    sét bám trên bề mặt các viên đá.
    – Lượng hạt thoi dẹt dưới 15%. Các yêu cầu khác theo TCVN 1771: 1986

    * Cát – Chọn loại chất lượng cao.
    – Chỉ nên dùng cát có cấp phối hạt nằm trong biểu đồ chuẩn TCVN 1770 :1986 Nên
    chọn cát Mdl = 2,4  2,7 khi chế tạo bê tông mác cao.
    – Chọn cát sạch hoặc rửa sạch trước khi dùng (hàm lượng bùn, bụi sét dưới 1%), cát
    lẫn ít tạp chất . Các chỉ tiêu khác theo TCVN 1770 : 1986.
    – Khả năng gây phản ứng kiềm – silíc, hàm lượng Cl- khống chế theo 1.2.1

    2.1.2. Giám sát thi công

    Đảm bảo tính đồng nhất

    Hỗn hợp bê tông phải đảm bảo độ đồng nhất cao. Nên dùng cân đong tự động và trộn cưỡng bức.
    Nhìn bằng mắt thường bê tông mầu sắc đêu, các hạt phân bố đều trong hỗn hợp. Bê tông không
    phân ly, rời rạc.

    Nhiệt thuỷ hoá xi măng và ứng suất nhiệt:
    Khi lượng dùng xi măng lớn (bê tông mác cao) hoặc đổ bê tông khối lớn, nhiệt thuỷ hoá xi măng
    trong bê tông thường gây ứng suất nhiệt lớn để làm nứt bê tông.

    Giám sát cần yêu cầu và chấp thuận các biện pháp nhằm :

    – Hạn chế ảnh hưởng nhiệt độ cho kết cấu thông thường;
    – Có các biện pháp thi công phù hợp với bê tông khối lớn.

    Bảo dưỡng, chống nứt co ngót:

    – Cần tăng cường hơn, liên tục hơn so với bê tông thông thường.

    2.2. Bê tông chịu uốn

    Ngoài các yêu cầu như bê tông nặng thông thường, đối với bê tông chịu uốn cần lưu ý bổ sung
    các vấn đề sau:

    2.2.1 Kiểm tra trước khi thi công.

    Ký hiệu Rn/Ru: cường độ nén/ cường độ uốn của bê tông cần thiết kế. Bê tông thông
    thường có thể đạt các giá trị tương đương cấp 1 ghi trên bảng 6.

    15

  16. Bảng 6. Tương quan về mác theo cường độ nén và uốn.

    Cấp Cường độ nén / Cường độ uốn, MPa

    1 15/2,5 20/3,0 25/3,5 30/4,0 35/4,5 40/5,0 50/5,5

    2 15/3,0 20/3,5 25/4,0 30/4,5 35/5,0 40/5,5 50/6,0

    Để bê tông đạt cấp 2:

    Tỷ lệ Cát/cát + đá trong thành phần bê tông chịu nén/uốn thường tăng 10-15% so với bê tông
    thông thường (chỉ có yêu cầu về cường độ nén). Cát, đá phù hợp tiêu chuẩn, nên hạn chế
    dùng sỏi.

    Nên dùng loại hỗn hợp bê tông có độ sụt thấp (hợp lý ĐS = 24 cm, max ĐS =8 cm), hạn chế
    dùng phụ gia.

    Được khẳng định qua kết quả thí nghiệm Rn/Ru : thử theo TCVN 3118 và 3119: 1993.

    2.2.2. Giám sát thi công:

    – Công tác đầm chặt cần được làm tốt hơn;
    – Lấy mẫu thử nén , uốn đồng thời;
    – Bảo dưỡng chu đáo đối với kết cấu bề mặt lớn.

    Nghiệm thu

    Công tác nghiệm thu được hoàn tất khi có các chấp thuận như bê tông thông thường và phiếu
    thử Rn/Ru đạt yêu cầu

    2.3. Bê tông chống thấm nước.

    Cần lưu ý bổ xung:

    2.3.1 Kiểm tra vật liệu trước khi thi công.

    Ký hiệu Rn/W: Tương quan mác bê tông theo cường độ nén (Rn) và độ chống thấm nước (ký
    hiệu là W) thường đạt các giá trị ghi trên bảng 7.

    Bảng 7. Tương quan cường độ nén – độ chống thấm nước.
    Mác bê tông, 15 20 25 30 35 40 50-60
    Rn (MPa)
    Độ chống Cấp 2 4 6 8 10 12 >12
    thấm nước 1
    W Cấp 4 6 8 10 12 >12 >12
    2

    16

  17. Ghi chú: Độ chống thấm nước của bê tông là cấp áp lực nước lớn nhất mà 4 trong 6 viên mẫu
    thử chưa bị nước thấm qua. Độ chống thấm nước của bê tông được thử theo TCVN 3116:1993.

    -Tương quan Rn – W theo cấp 1 có thể đạt khi thực hiện phương án chọn vật liệu như cho bê tông
    thông thường (chỉ yêu cầu về cường độ nén) Xi măng không nên dùng laọi có cường độ vượt quá
    2 lần mác bê tông theo cường độ nén.

    -Tương quan Rn- W theo cấp 2 có thể đạt được khi phương án chọn vật liệu đảm bảo:

    Có sử dụng phụ gia dẻo, dẻo cao hoặc siêu dẻo.
    Đá dăm đảm bảo ưu tiên loại sạch, gốc đá vôi, ít thoi dẹt.
    Cát tỷ lệ hạt mịn kích thước nhỏ hơn 0,3 mm (gồm tổng khối lượng các hạt cát lọt sàng 0,3
    mm và xi măng) trong 1m3 bê tông đạt yêu cầu ghi trong bảng 8. Để đạt yêu cầu trên nên
    dùng cát trung hoặc mịn cho bê tông mác 40 (MPa) trở xuống và cát trung hoặc thô cho bê
    tông mác 40  60 (MPa).

    Bảng 8. Lượng hạt mịn kích thước nhỏ hơn 0,3 mm hợp lý dùng cho bê tông chống thấm cấp
    2.(bao gồm toàn bộ khối lượng xi măng cộng với khối lượng các hạt nhỏ hơn 0,3 mm trong cát,
    đá và phụ gia mịn )

    Dmax cốt liệu lớn Hàm lượng hạt mịn trong 1m3 bê tông, Kg
    Cốt liệu lớn: sỏi Cốt liệu lớn: Dăm
    40 450500 500600
    20 500550 600700
    10 600650 700800

    Được khẳng định qua kết quả thí nghiệm Rn/W : thử theo TCVN 3118 và 3116: 1993

    Giám sát thi công:

    Cần quan tâm giám sat chặt chẽ.

    Độ đồng nhất hỗn hợp bê tông (nên dùng trạm cân đong tự động, trộn cưỡng bức)
    Công tác đầm chặt (không để bê tông bị khuyết tật, nứt)
    Mạch ngừng thi công cần được sử lý chủ động bằng các băng cách nước.
    Công tác bảo dưỡng phải thực hiện theo đúng TCVN 5592:1991.

    Nghiệm thu

    Các yêu cầu như bê tông thông thường.
    Khi phiếu thử Rn/W thực tế ở tuổi thiết kế đạt yêu cầu .

    2.4. Bê tông bơm.

    Cần lưu ý bổ xung:

    2.4.1. Kiểm tra trước khi thi công:

    17

  18. Độ sụt phù hợp khả năng của máy bơm từ 1218cm. Độ sụt tối thiểu cho bê tông dùng để
    bơm 8cm.
    Yêu cầu về kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu lớn: không vượt quá 1/3 đường kính ống
    bơm (ví dụ Dmax = 40mm dùng cho ống bơm có đường kính trong 150 mm; Dmax = 20-
    25mm dùng cho ống bơm có đường kính trong 100 mm ).
    Yêu cầu về lượng xi măng tối thiểu cho bê tông bơm: không nên dưới 280 Kg/m3. Lượng xi
    măng hợp lý 350420 Kg/m3 . Để đáp ứng yêu cầu này nên hạn chế dùng công nghệ bơm các
    loại bê tông mác thấp (M10-15 MPa).

    Yêu cầu về phụ gia.

    – Nên sử dụng phụ gia trong mọi trường hợp. Nhằm tiết kiệm xi măng, để hỗn hợp bê tông dễ
    bơm và hạn chế co ngót gây nứt kết cấu, cần sử dụng phụ gia dẻo hoá cao hoặc siêu dẻo. Ngoài
    việc giảm nước thì phụ gia còn hạn chế việc tắc bơm

    2.4.2. Giám sát thi công:

    Độ sụt hỗn hợp bê tông tại phễu chứa ở cửa máy bơm.
    Di chuyển vòi bơm để rải đều bê tông, không dùng đầm để san hỗn hợp bê tông.
    Bảo dưỡng chống nứt co ngót:
    – Xoa lại mặt sau 1-2 giờ (mùa hè sau 1-1,5 giờ, mùa đông sau 1,5-2 giờ);
    – Bảo dưỡng ban đầu ngay sau khi xoa mặt;
    – Bảo dưỡng ẩm tích cực sau 2-4 giờ xoa mặt

    2.5. Bê tông kéo dài thời gian ninh kết

    Cần lưu ý bổ xung:

    Thông tin cần biết:.

    2.5.1. Kiểm tra trước khi thi công

    Cần biết mức kéo dài thời gian ninh kết của hỗn hợp bê tông để chọn phụ gia phù hợp.
    Khẳng định thông qua phiếu thử tổn thất độ sụt theo thời gian.

    2.5.2. Giám sát thi công:

    – Kiểm tra độ sụt tại vị trí đổ để chắc chắn là phù hợp theo yêu cầu công nghệ.
    – Hạn chế tác động của nắng, gió bằng che phủ khối đổ, kết hợp thêm các biện pháp công nghệ
    khác như tưới ướt trước cốt liệu, che chắn nắng và gió tránh làm mất nước và hun nóng hỗn hợp
    bê tông.

    2.6. Bê tông tháo cốt pha, đà giáo sớm.

    2.6.1. Kiểm tra trước khi thi công:

    18

  19. Thời gian cần tháo ván khuôn đà giáo, phụ thuộc vào các thông số: dạng, khẩu độ và cường
    độ bê tông kết cấu ở tại thời điểm tháo. Các thông số này được lấy theo qui định của thiết kế
    hoặc chỉ dẫn của TCVN 4453 : 1995.
    Từ cường độ bê tông yêu cầu tại thời điểm tháo ván khuôn xác định tuổi bê tông thích hợp có
    thể tháo ván khuôn. Kết quả cuối cùng cần khẳng định qua mẫu thí nghiệm.

    Bảng 9. Cường độ bê tông tối thiểu (%R28) để tháo dỡ cốp pha,
    đà giáo chịu lực khi chưa chất tải.

    Loại kết cấu Cường độ bê tông tối thiểu cần đạt Ghi chú
    để tháo cốp pha, %R28
    Bản, dầm, vòm có khẩu độ 50 Với kết cấu có khẩu
    nhỏ hơn 2m độ nhỏ hơn 2m,
    Bản, dầm, vòm có khẩu độ 70 cường độ tối thiểu để
    2 – 8m tháo cốp pha  8
    Bản, dầm, vòm có khẩu độ 90 MPa
    lớn hơn 8m
    Các biện pháp tăng cường độ ở tuổi sớm:

    – Dùng phụ gia giảm nước trộn, giữ nguyên độ sụt hỗ hợp bê tông.
    – Tăng cường độ bê tông bằng tăng mác xi măng hoặc tăng lượng xi măng.

    Phiếu thử cường độ mẫu bê tông ở thời điểm tháo ván khuôn và 28 ngày:

    2.6.2. Giám sát thi công:

    Chấp nhận thời điểm tháo cốp pha, đà giáo khi mẫu đúc từ khối đổ đạt cường độ phù hợp yêu
    cầu này. Có thể lắp lại một số chống lại phục vụ thi công các kết cấu bên trên.

    III. KHỐI XÂY

    3.1 Thông tin cần biết:

    – Loại vữa: theo chất kết dính sử dụng phân ra các loại : vữa vôi (vôi + cát), vữa xi măng (xi
    măng + cát), vữa tam hợp( xi măng-vôi – cát). Ngoài ra còn dùng chất kết dính khác (vữa vôi – xỉ;
    vôi – puzôlan…).

    – Mác vữa: Là cường độ nén trung bình tối thiểu của tổ 3 viên mẫu (kích thước 7,07×7,07×7,07
    cm), dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn có nhiệt độ 2720C , độ ẩm 95 -100 % và thử ở tuổi 28
    ngày. Mác vữa được xác định theo TCVN 3121:1979.
    Có các mác vữa sau: 4,10,25,50,75,100,150,200.

    – Mác gạch: thường ghi theo giá trị là cường độ nén trung bình của tổ mẫu gạch.
    Đối với gạch đất sét nung ngoài yêu cầu về cường độ nén còn cần đạt các yêu cầu về kích thước
    cường độ uốn và độ hút nước.
    Gạch đặc đất sét nung có các mác: 50,75,100,150 và 200 (TCVN 1451- 86)
    Gạch rỗng đất sét nung có các mác: 50,75,100 và 125 (TCVN 1450-86)

    19

  20. Ví dụ:
    Mác 100: Rn 100 daN/cm2 ; Ru 22daN/cm2, độ hút nước 8-18%.

    – Điều kiện xây
    + Điều kiện xây bình thường
    + Điều kiện xây có nước ngầm
    – Điều kiện trát:
    + Trát bình thường
    + Trát chống thấm
    + Trát hoàn thiện cao cấp

    Căn cứ kỹ thuật để giám sát bao gồm: các yêu cầu của thiết kế, các tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu
    kỹ thuật để quy định áp dụng và các yêu cầu riêng của chủ đầu tư.

    3.2 Các điều kiện tiên quyết để khối xây đạt chất lượng

    – Qui tắc khi chấp nhận mác gạch xây.

    Gạch chỉ đạt cường độ nén không đủ, phải đúng loại và đồng thời đạt kích thước, cường độ nén,
    cường độ uốn và độ hút nước.

    – Qui tắc về thành phần vữa xi măng và xi măng-vôi:
    + Lượng xi măng khi biết mác vữa, mác xi măng được tính theo công thức:
    Rv
    Qx= x1000
    kRx
    Trong đó:Q x – Khối lượng xi măng cho 1 m3 cát,kg
    Rv – Mác vữa yêu cầu , daN/cm2
    Rx : Hoặt tính của xi măng, daN/cm2
    k : hệ số chất lượng vật liệu phụ thuộc vào phương pháp thử xi măng, loại xi măng và chất lượng
    cát.
    + Lượng hồ vôi hoặc hồ sét được xác định theo công thức:
    Vh= 0,17(1- 0,002.Qx)
    Trong đó:
    Vh : – Lượng hồ vôi hoặc hồ sét(có khối lượng thể tích 1400 kg/m3) cho 1 m3 cát;
    – Q x – Khối lượng xi măng cho 1 m3 cát(kg)

    Các yếu tố ảnh hưởng mạnh tới mác vữa là mác và lượng xi măng. Kiểm tra thông qua định mức
    và mẫu thử.

    – Thi công khối xây: Thi công theo bản vẽ thiết kế được duyệt.

    + Chuẩn bị mặt bằng và nền móng;
    + Chuẩn bị gạch hợp chuẩn, pha trộn vữa;

    – Giám sát: Độ dẻo vữa phù hợp, độ no nước của gạch (khi xây vữa xi măng), mạch đầy, chống
    chồng mạch, độ phẳng và thẳng của khối xây.

    3.3. Kiểm tra trước khi thi công

    20

Download tài liệu Chuyên đề 8 Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá File Word, PDF về máy

Mời bạn đánh giá nội dung bài viết
Thông tin liên hệ:
  • Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng HOMYLAND
  • Liên hệ: KTS Minh Đức
  • Phone: 0962.682.434
  • Email: info.homyland@gmail.com
  • Website: homyland.com.vn
Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công nhà phố, biệt thư. HOMYLAND tự tin mang đến cho bạn những công trình hoàn hảo nhất. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ.

Bài viết cùng chủ đề: