Ghi chú: Kéo xuống dưới để xem toàn bộ ảnh về nội thất. Hiện tại, HomyLand giảm 10% chi phí thiết kế từ hôm nay cho đến hết tháng 3/2021. Gọi hotline để được chúng tôi tư vấn tốt hơn.

Tải Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Công trình khu thực hành tiền lâm sàng trường Đại học Y Hải Phòng – Download File Word, PDF

61 lượt xem

Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Công trình khu thực hành tiền lâm sàng trường Đại học Y Hải Phòng

Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Công trình khu thực hành tiền lâm sàng trường Đại học Y Hải Phòng
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Công trình khu thực hành tiền lâm sàng trường Đại học Y Hải Phòng


Mời các bạn cùng tham khảo đồ án để nắm chi tiết về công trình; các giải pháp kiến trúc của công trình; điều kiện khí hậu thủy văn, tổ chức thi công khu thực hành tiền lâm sàng trường Đại học Y Hải Phòng.

*Ghi chú: Có 2 link để tải luận văn báo cáo kiến trúc xây dựng, Nếu Link này không download được, các bạn kéo xuống dưới cùng, dùng link 2 để tải tài liệu về máy nhé!
Download tài liệu Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Công trình khu thực hành tiền lâm sàng trường Đại học Y Hải Phòng File Word, PDF về máy

Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Công trình khu thực hành tiền lâm sàng trường Đại học Y Hải Phòng

Mô tả tài liệu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Công trình khu thực hành tiền lâm sàng trường Đại học Y Hải Phòng

  1. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
    KHOA XÂY DỰNG

    NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP

    ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
    CÔNG TRÌNH:
    KHU THỰC HÀNH TIỀN LÂM SÀNG
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG

    GVHD : NGÔ ĐỨC DŨNG

    SVTH : ĐÀO THANH HẢI

    LỚP : XD1801D

    MSV : 1412402034

    1

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  2. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    MỤC LỤC

    PHẦN 1: KIẾN TRÚC ………………………………………………………………………………………………… 7

    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH ………………………………………………………………. 8
    I. TÊN CÔNG TRÌNH…………………………………………………………………………………………….. 8
    II. GIỚI THIỆU CHUNG………………………………………………………………………………………….. 8
    III. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG………………………………………………………………………………………. 8

    CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC CỦA CÔNG TRINH…………………………………. 9
    I. GIẢI PHÁP MẶT BẰNG……………………………………………………………………………………… 9
    II. GIẢI PHÁP MẶT ĐỨNG …………………………………………………………………………………….. 9

    CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH ………………………………. 10
    I. HỆ THỐNG ĐIỆN …………………………………………………………………………………………….. 10
    II. HỆ THỐNG NƯỚC …………………………………………………………………………………………… 10
    III. HỆ THỐNG GIAO THÔNG NỘI BỘ……………………………………………………………………. 10
    IV. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ CHIẾU SÁNG……………………………………………………………… 11
    V. HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ………………………………………………………….. 11

    CHƯƠNG IV: ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THỦY VĂN ……………………………………………………… 12

    PHẦN 2: KẾT CẤU…………………………………………………………………………………………………… 13

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ TÍNH TOÁN………………………………………………………………………………. 14
    I. CÁC TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG TÍNH TOÁN………………………………………………….. 14
    II. TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………………… 14
    III. VẬT LIỆU DÙNG TRONG TÍNH TOÁN ……………………………………………………………… 14
    1. Bê tông: ………………………………………………………………………………………………………… 14
    2. Thép: ……………………………………………………………………………………………………………. 14

    CHƯƠNG II: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU ………………………………………………………. 16
    I. GIẢI PHÁP KẾT CẤU PHẦN THÂN CÔNG TRÌNH ……………………………………………… 16
    1. Các lưa chọn cho giải pháp kết cấu chính…………………………………………………………….. 16
    2. Các lựa chọn cho giải pháp kết cấu sàn ……………………………………………………………….. 17
    II. SƠ BỘ KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN ………………………………………………………………………. 18
    1. Chọn chiều dày sàn …………………………………………………………………………………………. 18
    2. Chọn tiết diện dầm ………………………………………………………………………………………….. 18
    3. Chọn kích thước tường …………………………………………………………………………………….. 19
    4. Chọn kích thước cột ………………………………………………………………………………………… 19
    5. Sơ đồ khung chịu lực ………………………………………………………………………………………. 23

    CHƯƠNG III: TẢI TRỌNG VÀ TÁC ĐỘNG………………………………………………………………. 24
    I. TẢI TRỌNG ĐỨNG ………………………………………………………………………………………….. 24
    1. Tĩnh tải …………………………………………………………………………………………………………. 24
    2

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  3. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    2. Hoạt tải…………………………………………………………………………………………………………. 28
    II. TẢI TRỌNG NGANG ……………………………………………………………………………………….. 29
    1. cơ sở lý thuyết ……………………………………………………………………………………………….. 29
    2. Thành phần gió tĩnh ………………………………………………………………………………………… 33
    3. Thành phần gió động ………………………………………………………………………………………. 34

    CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN KẾT CẤU ………………………………………………………………………. 43
    I. TÍNH TOÁN KHUNG TRỤC X4…………………………………………………………………………. 43
    II. TÍNH TOÁN DẦM TRỤC X4 …………………………………………………………………………….. 56
    1. Tính cốt thép dọc dầm B527 tầng 2 ……………………………………………………………………. 56
    2. Tính cốt dọc cho phần tử dầm B526 tầng 3 ………………………………………………………….. 58
    3. Tính cốt dọc cho phần tử dầm B532 tầng 2 ………………………………………………………….. 59
    4. Tính cốt dọc cho phần tử dầm B527 tầng 11 ………………………………………………………… 60
    5. Tính cốt dọc cho phần tử dầm B532 tầng tum ………………………………………………………. 61
    6. Tính cốt thép đai dầm………………………………………………………………………………………. 63
    III. TÍNH TOÁN CỘT TRỤC X4………………………………………………………………………………. 65
    1. Tính thép ………………………………………………………………………………………………………. 65
    2. Tính cốt dọc cột C26 ……………………………………………………………………………………….. 66
    3. Tính cốt dọc cột C27 ……………………………………………………………………………………….. 72
    4. Tính cốt dọc cột C28 ……………………………………………………………………………………….. 77
    IV. TÍNH TOÁN SÀN TẦNG 6 (tính ô sàn điển hình) …………………………………………………… 81
    1. Tính toán sàn O1 trục (X4-X5)-(Y2-Y3)……………………………………………………………… 81
    2. Tính toán sàn O3trục (X4-X5)-(Y2-Y3)………………………………………………………………. 83
    3. Tính toán sàn phòng vệ sinh trục (X3-X4)-(Y3-Y4) ………………………………………………. 85
    4. Tính toán sàn O4 trục (X5-X6)-(Y3-Y4)……………………………………………………………… 87
    V. TÍNH CẦU THANG BỘ TỪ TẦNG 5 ĐẾN TẦNG 6 (TRỤC X1,X2-Y3,Y4)………………. 89
    1. Tính toán bản chiếu nghỉ ………………………………………………………………………………….. 90
    2. Tính toán bản thang ………………………………………………………………………………………… 91
    3. Tính toán dầm chiếu nghỉ 1 ………………………………………………………………………………. 92
    4. Tính toán dầm chiếu nghỉ 2 ………………………………………………………………………………. 94
    5. Tính toán dầm chiếu tới……………………………………………………………………………………. 94
    VI. TÍNH TOÁN NỀN MÓNG………………………………………………………………………………….. 97
    1. Điều kiện địa chất công trình, lựa chọn giải pháp móng………………………………………….. 97
    2. Đề xuất phương án ………………………………………………………………………………………….. 98
    3. Phương pháp thi công và vật liệu móng cọc …………………………………………………………. 98
    4. Chọn độ sâu chôn đáy đài…………………………………………………………………………………. 99
    5. Chọn cọc và xác định sức chịu tải của cọc …………………………………………………………… 99
    VII. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CỌC, BỐ TRÍ MÓNG, THIẾT KẾ ĐÀI:………………………… 103
    1. Tính toán đài móng cột C27 ……………………………………………………………………………. 103
    2. Tính toán thiết kế đài móng cột C26 …………………………………………………………………. 115
    3. Tính toán thiết kế đài móng cột C28 …………………………………………………………………. 115

    PHẦN 3: THI CÔNG ………………………………………………………………………………………………. 126

    3

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  4. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH ………………………………. 127
    I. KẾT CẤU VÀ QUY MÔ CÔNG TRÌNH …………………………………………………………….. 127
    II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA CÔNG TRÌNH………………………………………………………………….. 127
    III. HỆ THỐNG ĐIỆN NƯỚC ………………………………………………………………………………… 128
    IV. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN …………………………………………………………………. 128

    CHƯƠNG I : BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN NGẦM………………………………………………… 131
    I. BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC BTCT …………………………………………………………….. 131
    1. Chuẩn bị mặt bằng: ……………………………………………………………………………………….. 131
    2. Thi công ép cọc ……………………………………………………………………………………………. 132
    3. Tính toán khối lượng cọc thi công: …………………………………………………………………… 135
    4. Tính toán chọn thiết bị ép cọc. …………………………………………………………………………. 135
    II. THI CÔNG ĐÀO ĐẤT …………………………………………………………………………………….. 148
    1. Lựa chọn phương án đào đất: ………………………………………………………………………….. 148
    2. Tiến hành đào đất: ………………………………………………………………………………………… 149
    3. Công tác cốt thép đài và giằng móng ………………………………………………………………… 157
    4. Công tác ván khuôn đài và giằng móng……………………………………………………………… 159
    5. Thi công bê tông đài: …………………………………………………………………………………….. 170
    6. Thi công lấp đất hố đào ………………………………………………………………………………….. 176

    CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN THÂN ………………………………………………… 178
    I. GIẢI PHÁP THI CÔNG……………………………………………………………………………………. 179
    1. Công nghệ thi công ván khuôn. ……………………………………………………………………….. 179
    2. Công nghệ thi công bê tông: ……………………………………………………………………………. 179
    II. CHỌN PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ THI CÔNG: …………………………………………………… 180
    1. Chọn loại ván khuôn, đà giáo, cây chống. ………………………………………………………….. 180
    2. Phương tiện vận chuyển lên cao ………………………………………………………………………. 182
    3. Thiết kế ván khuôn cột. ………………………………………………………………………………….. 184
    4. Thiết kế ván khuôn cho dầm. …………………………………………………………………………… 188
    5. Thiết kế ván khuôn sàn…………………………………………………………………………………… 195
    6. Thiết kế ván khuôn cầu thang bộ. …………………………………………………………………….. 202
    III. BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN THÂN. ……………………………………………………………… 207
    1. Thi công cột…………………………………………………………………………………………………. 207
    2. Thi công dầm sàn ………………………………………………………………………………………….. 210
    3. Sửa chữa khuyết tật trong bê tông. ……………………………………………………………………. 215
    4. Công tác xây:……………………………………………………………………………………………….. 216
    5. Công tác hoàn thiện ………………………………………………………………………………………. 217
    6. Thi công phần mái ………………………………………………………………………………………… 217
    7. Công tác trát: ……………………………………………………………………………………………….. 218
    8. Công tác lát nền: …………………………………………………………………………………………… 218
    9. Công tác sơn tường: ………………………………………………………………………………………. 219

    PHẦN 4: TỔ CHỨC THI CÔNG:……………………………………………………………………………… 220

    4

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  5. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    CHƯƠNG I: TIẾN ĐỘ THI CÔNG…………………………………………………………………………… 221
    I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG: …….. 221
    1. Mục đích: ……………………………………………………………………………………………………. 221
    2. Ý nghĩa:………………………………………………………………………………………………………. 221
    II. NỘI DUNG VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH TRONG THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI
    CÔNG: ………………………………………………………………………………………………………………… 222
    1. Nội dung: ……………………………………………………………………………………………………. 222
    2. Những nguyên tắc chính: ……………………………………………………………………………….. 222
    III. LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG: ………………………………………………………………………………. 222
    1. Vai trò của kê hoạch tiến đô tron sản xuất xây dựng: ……………………………………………. 222
    2. Sự đóng góp của kế hoạch tiến độ thi công vào việc thực hiện mục tiêu: ………………….. 223
    3. Tính hiệu quả của kế hoạch tiến độ: ………………………………………………………………….. 223
    4. Tầm quan trọng của kế hoạch tiến độ. ……………………………………………………………….. 223
    IV. CĂN CỨ ĐỂ LẬP TIẾN ĐỘ ……………………………………………………………………………… 224
    1. Tính khối lượng công việc:……………………………………………………………………………… 224
    2. Thành lập tiến độ: …………………………………………………………………………………………. 224
    3. Điều chỉnh tiến độ:………………………………………………………………………………………… 225
    V. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CÁC CÔNG VIỆC ………………………………………………….. 225
    1. Khối lượng bê tông, cốt thép ván khuôn cột. ………………………………………………………. 225
    2. Khối lượng bê tông, cốt thép, ván khuôn dầm sàn: ………………………………………………. 227
    3. Tổng khối lượng các công việc: ……………………………………………………………………….. 229

    CHƯƠNG II: LẬP TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG:………………………………………………….. 235
    I. CƠ SỞ TÍNH TOÁN:……………………………………………………………………………………….. 235
    II. MỤC ĐÍCH: …………………………………………………………………………………………………… 235
    III. TÍNH TOÀN LẬP TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG: …………………………………………….. 235
    1. Số lượng cán bộ công nhân viên trên công trường và nhu cầu diện tích sử dụng: ……….. 235
    2. Tính diện tích kho bãi: …………………………………………………………………………………… 236
    3. Hệ thống điện thi công và sinh hoạt: …………………………………………………………………. 238
    4. Đánh giá biểu đồ nhân lực: ……………………………………………………………………………… 244
    IV. AN TOÀN LAO ĐỘNG……………………………………………………………………………………. 245
    1. An toàn lao động trong thi công đào đất. ……………………………………………………………. 245
    2. An toàn lao động trong công tác bê tông và cốt thép…………………………………………….. 246
    3. An toàn lao động trong công tác làm mái: ………………………………………………………….. 248
    4. An toàn lao động trong công tác xây và hoàn thiện: …………………………………………….. 249
    5. Biện pháp an toàn khi tiếp xúc với máy móc: ……………………………………………………… 250
    6. Công tác vệ sinh môi trường:…………………………………………………………………………… 250

    5

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  6. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    LỜI MỞ ĐẦU
    Song song với sự phát triển của tất cả các ngành khoa học kỹ thuật, ngành xây
    dựng cũng đóng góp một phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
    hóa ở nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây, ngành xây dựng cũng đang trên
    đà phát triển mạnh mẽ và góp phần đưa đất nước ta ngày càng phồn vinh, vững mạnh
    sánh vai với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới.
    Là sinh viên của ngành Xây dựng trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng để theo
    kịp nhịp độ phát triển đó đòi hỏi phải có sự nổ lực lớn của bản thân cũng như nhờ sự
    giúp đỡ tận tình của tất các thầy cô trong quá trình học tập.
    Đồ án tốt nghiệp ngành Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp là một trong số
    các chỉ tiêu nhằm đánh giá khả năng học tập, nghiên cứu và học hỏi của sinh viên
    khoa xây dựng trong suốt khoá học.
    Qua đồ án tốt nghiệp này, em đã có dịp tổng hợp lại toàn bộ kiến thức của mình
    một cách hệ thống, cũng như bước đầu đi vào thiết kế một công trình thực sự. Đó là
    những công việc hết sức cần thiết và là hành trang chính yếu của sinh viên
    Hoàn thành đồ án tốt nghiệp này là nhờ sự giúp đỡ hết sức tận tình của các thầy
    cô giáo trong khoa Xây dựng và đặc biệt sự hướng dẫn tận tình trong suốt 15 tuần
    của các thầy
    Th.S : Ngô Đức Dũng : GV hướng dẫn kiến trúc và kết cấu
    Th.S. Nguyễn Tiến Thành : GV hướng dẫn thi công
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện chắc chắn
    không tránh khỏi những sai sót do trình độ còn hạn chế. Rất mong nhận được các ý
    kiến đóng góp của quý thầy, cô.
    Em xin cảm ơn các thầy cô và các bạn đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận
    lợi để em có thể hoàn thành đồ án này!
    Con xin bày tỏ lòng cảm ơn tới bố mẹ và gia đình đã sinh thành và dưỡng dục
    con khôn lớn trưởng thành như ngày hôm nay!

    Sinh viên thực hiện

    Đào Thanh Hải

    6

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  7. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    PHẦN 1: KIẾN TRÚC

    GVHD : NGÔ ĐỨC DŨNG

    SVTH : ĐÀO THANH HẢI

    LỚP : XD1801D

    MSV : 1412402034

    NHIỆM VỤ:
    1. Giới thiệu về công trình
    2. Các giải pháp kiến trúc của công trình
    3. Các giải pháp kỹ thuật của công trình
    4. Điều kiện địa chất công trình

    CÁC BẢN VẼ KÈM THEO:
    1. Mặt đứng, mặt cắt kiến trúc
    2. Mặt bằng tầng 1
    3. Mặt bằng tầng 2,3,4
    4. Mặt bằng tầng 5,đến 10
    5. Mặt bằng tầng 11, tum, mái

    7

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  8. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH

    I. TÊN CÔNG TRÌNH
    Khu thực hành tiền lâm sàng trường Đại Học Y Dược Hải Phòng
    II. GIỚI THIỆU CHUNG
    Hiện nay, công trình kiến trúc cao tầng đang được xây dựng khá phổ biến ở Việt
    Nam với chức năng phong phú: nhà ở, nhà làm việc, văn phòng, khách sạn, ngân
    hàng, trung tâm thương mại. Những công trình này đã giải quyết được phần nào nhu
    cầu về làm việc đồng thời phản ánh sự phát triển của các đô thị ở nước ta hiện nay
    Công trình xây dựng “Nhà thực hành tiền lâm sàng trường Đại Học Y Hải Phòng” là
    một phần thực hiện mục đích này.
    Xây dựng Khu thực hành tiền lâm sàng, các hạng mục phụ trợ, hệ thống hạ tầng
    kỹ thuật đồng bộ nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng và qui mô đào
    tạo cán bộ Y dược ở các ngành, bậc đào tạo đáp ứng qui mô giảng dạy và thực hành
    cho sinh viên Khối Y học lâm sàng của trường giai đoạn năm 2021 đến 2025. Nhằm
    đào tạo cho người học thành thạo 5 kỹ năng gồm: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thăm
    khám; kỹ năng xét nghiệm; kỹ năng thủ thuật và kỹ năng điều trị.
    Từng bước hoàn thiện Qui hoạch tổng thể phát triển Trường Đại học Y Dược
    Hải Phòng giai đoạn đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 được Bộ Y tế phê
    duyệt tại Quyết định 4176/QĐ-BYT ngày 02/8/2016.

    III. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
    Số 225c Lạch Tray, phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, thành phố Hải
    Phòng

    8

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  9. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC CỦA CÔNG TRINH

    I. GIẢI PHÁP MẶT BẰNG
    Xây dựng Nhà thực hành tiền lâm sàng cao 11 tầng + 01 tầng tum thang. Diện
    tích xây dựng khoảng 1303m2, tổng diện tích sàn khoảng 12.555m2. Công trình dân
    dụng, cấp II;
    Xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ gồm: Nhà kỹ thuật 1 tầng diện tích
    sàn khoảng 45m2, công trình hạ tầng, cấp IV; Trạm biến áp treo công suất
    1.000KVA, công trình năng lượng, cấp IV; Bể nước ngầm dung tích 300m3 và trạm
    bơm, công trình hạ tầng, cấp IV;
    Xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng gồm: Tường rào bao quanh, sân vườn nội
    bộ diện tích 3.235m2; Hệ thống cấp điện ngoài nhà, cấp thoát nước ngoài nhà;
    Hệ thống trang thiết bị gắn với công trình gồm: Hệ thống thang máy; Hệ thống
    phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình; Hệ thống điện (bao gồm cả trạm biến
    áp treo công suất 1.000KVA và máy phát điện dự phòng; Hệ thống điện nhẹ; Hệ
    thống điều hòa không khí; Máy bơm nước

    II. GIẢI PHÁP MẶT ĐỨNG
    Mặt đứng thể hiện phần kiến trúc bên ngoài của công trình, góp phần để tạo
    thành quần thể kiến trúc, quyết định đến nhịp điệu kiến trúc của toàn bộ khu vực kiến
    trúc. Mặt đứng công trình được trang trí trang nhã , hiện đại với hệ thống cửa kính
    khung nhôm kết hớp với tường sơn màu trắng, tường ốp gạch inax màu nâu đỏ, với
    các phòng làm việc có cửa sổ mở ra không gian rộng tạo cảm giác thoáng mát, làm
    tăng tiện nghi tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Giữa các phòng làm việc
    được ngăn chia bằng tường xây , trát vữa xi măng hai mặt và lăn sơn 3 nước theo chỉ
    dẫn kỹ thuật .
    Hình thức kiến trúc công trình mạch lạc rõ ràng . Công trình bố cục chặt chẽ và
    qui mô phù hợp chức năng sử dụng góp phần tham gia vào kiến trúc chung của toàn
    khu.
    Chiều cao tầng 1 là 4,0 m ; các tầng từ tầng 2 cao 4,5m ; các tầng 3-10 mỗi tầng
    cao 3,6m ; tầng 11 thang cao 3m.

    9

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  10. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH
    I. HỆ THỐNG ĐIỆN
    Hệ thống điện cho toàn bộ công trình được thiết kế và sử dụng điện trong toàn
    bộ công trình tuân theo các nguyên tắc sau:
    + Đường điện trông công trình được đi ngầm trong tường, có lớp bọc
    bảo vệ.
    + Đặt ở nơi khô ráo, với những đoạn hệ thống điện đặt gần nơi có hệ
    thống nước phải có biện pháp cách nước.
    + Tuyệt đối không đặt gần nơi có thể phát sinh hỏa hoạn.
    + Dễ dàng sử dụng cũng như sửa chữa khi có sự cố.
    + Phù hợp với giải pháp Kiến trúc và Kết cấu để đơn giản trong thi công
    lắp đặt, cũng như đảm bảo thẩm mỹ công trình.
    Hệ thống điện được thiết kế theo dạng hình cây. Bắt đầu từ trạm điều khiển
    trung tâm , từ dây dẫn đến từng tầng và tiếp tục dẫn đến toàn bộ các phòng trong tầng
    đó. Tại tầng 1còn có máy phát điện dự phòng để đảm bảo việc cung cấp điện liên tục
    cho toàn bộ khu nhà.

    II. HỆ THỐNG NƯỚC
    Sử dụng nguồn nước từ hệ thống cung cấp nước của thành phố được chứa trong
    bể ngầm riêng sau đó cung cấp đến từng nơi sử dụng theo mạng lưới được thiết kế
    phù hợp với yêu cầu sử dụng cũng như các giải pháp Kiến trúc, Kết cấu.
    Tất cả các khu vệ sinh và phòng phục vụ đều được bố trí các ống cấp nước và
    thoát nước. Đường ống cấp nước được nối với bể nước. Bể nước ngầm dự trữ nước
    được đặt ở ngoài công trình, dưới sân vui chơi nhằm đơn giản hoá việc xử lý kết cấu
    và thi công, dễ sửa chữa, và nước được bơm lên tầng mái. Toàn bộ hệ thống thoát
    nước trước khi ra hệ thống thoát nước thành phố phải qua trạm xử lý nước thải để
    nước thải ra đảm bảo các tiêu chuẩn của ủy ban môi trưòng thành phố
    Hệ thống thoát nước mưa có đường ống riêng đưa thẳng ra hệ thống thoát nước
    thành phố.
    Hệ thống nước cứu hỏa được thiết kế riêng biệt. Tại các tầng đều có các hộp
    chữa cháy đặt tại hai đầu hành lang, cầu thang.

    III. HỆ THỐNG GIAO THÔNG NỘI BỘ
    Giao thông theo phương đứng có 03 thang máy đặt tại hai đầu hồi nhà và 02
    thang bộ dùng làm thang thoát hiểm đặt ở hai đầu hồi. Chức năng của từng thang máy
    phục vụ cho từng nhu cầu sử dụng khác nhau trong quá trình vận hành và khai thác
    hoạt động của công trình.
    Giao thông theo phương ngang : có các hành lang rộng 3,1 m được bố trí phù
    hợp, rộng dãi, thoáng thuận tiện cho việc đi lại phục vụ giao thông nội bộ giữa các
    tầng, dẫn dến các phòng và dẫn đến hệ thống giao thông đứng.

    10

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  11. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    Các cầu thang, hành lang được thiết kế đúng nguyên lý kiến trúc đảm bảo lưu
    thông thuận tiện cả cho sử dụng hàng ngày và khi xảy ra hoả hoạn.
    IV. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ CHIẾU SÁNG
    Công trình được thông gió tự nhiên bằng các hệ thống cửa sổ kết hợp với các hệ
    thống thông gió nhân tạo, khu cầu thang và sảnh giữa được bố trí hệ thống chiếu sáng
    nhân tạo. Tao ra một hệ thống hoàn chỉnh đáp ứng tối ưu nhất về yêu cầu thông gió
    chiếu sáng của công trình khi đưa vào khai thác và sử dụng.
    Tất cả các hệ thống cửa đều có tác dụng thông gió cho công trình. Do công trình
    phục vụ cho việc nghiên cứu học tập nên các yêu cầu về chiếu sáng là rất quan trọng.
    Phải đảm bảo đủ ánh sáng cho các phòng. Chính vì vậy mà các phòng của công trình
    đều được được bố trí tiếp giáp với bên ngoài đảm bảo chiếu sáng tự nhiên. Các hệ
    thống điện chiếu sáng nhân tạo cũng được bố trí hợp lý phù hợp với công năng sử
    dụng của từng phòng.

    V. HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
    Thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi tầng và mỗi phòng, ở nơi công
    cộng những nơi có khả năng gây cháy cao như nhà bếp, nguồn điện các phòng thí
    nghiệm. Mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy.
    Mỗi tầng đều có bình đựng Canxi Cacbonat có vòi phun để phòng khi hoả hoạn.
    Các hành lang cầu thang đảm bảo lưu lượng người lớn khi có hỏa hoạn với 2
    thang bộ bố trí 2 đầu hành lang có kích thước phù hợp với tiêu chuẩn kiến trúc và
    thoát hiểm khi có hoả hoạn hay các sự cố khác.
    Các bể chứa nước trong công trình đủ cung cấp nước cứu hoả trong 2 giờ.
    Khi phát hiện có cháy, phòng bảo vệ và quản lý sẽ nhận được tín hiệu và kịp
    thời kiểm soát khống chế hoả hoạn cho công trình.

    11

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  12. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    CHƯƠNG IV: ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THỦY VĂN
    Công trình nằm ở quận Ngô Quyền thành phố Hải phòng mang tính chất đặc
    trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ,
    Thu, Đông tương đối rõ rệt. Mùa đông ở Hải Phòng khí hậu thường lạnh và khô,
    nhiệt độ trung bình là 20,3oC; khí hậu mùa hè thường nồm mát và mưa nhiều, nhiệt
    độ trung bình khoảng 32,5°C
    Lượng mưa trung bình từ 1.600 – 1.800 mm/năm. Do nằm sát biển nên vào mùa
    đông, Hải Phòng ấm hơn 1oC và mùa hè mát hơn 1oC so với Hà Nội. Nhiệt độ trung
    bình trong năm từ 23°C – 26oC, tháng nóng nhất (tháng 6,7) nhiệt độ có thể lên đến
    44oC và tháng lạnh nhất (tháng 1,2) nhiệt độ có thể xuống dưới 5oC. Độ ẩm trung
    bình vào khoảng 80 – 85%, cao nhất vào tháng 7, 8, 9 và thấp nhất là tháng 1, tháng
    12.
    Hai hướng gió chủ yếu là gió Tây-Tây Nam và Bắc – Đông Bắc, một năm
    thường có 6 đến 7 cơn bão ảnh hưởng đến Thành Phố Hải Phòng. Sức gió có thể nên
    đến 58m/s ảnh hưởng rất lớp tới các công trình xây dựng trên địa bàn Hải Phòng.
    Địa chất công trình thuộc loại đất yếu, nên phải chú ý khi lựa chọn phương án
    thiết kế móng.

    12

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  13. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    PHẦN 2: KẾT CẤU
    ………

    GVHD : NGÔ ĐỨC DŨNG

    SVTH : ĐÀO THANH HẢI

    LỚP : XD1801D

    MSV : 1412402034

    NHIỆM VỤ:
    1. Chỉnh sửa bản vẽ theo yêu cầu
    2. Tính toán khung trục X4 và móng khung trục X4.
    3. Tính toán sàn tầng 6
    4. Tính toán cầu thang bộ tầng 5 đến 6 trục X1X2-Y3Y4

    CÁC BẢN VẼ KÈM THEO:
    1. Kết cấu khung trục X4
    2. Mặt bằng bố trí thép sàn tâng 6 và bản thang,
    3. Kết cấu móng khung trục X4
    4. Bảng thống kê cốt thép Khung X4, sàn, bản thang,
    móng

    13

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  14. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ TÍNH TOÁN
    I. CÁC TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG TÍNH TOÁN
    1. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
    2. TCVN 5574-2012 Kết cấu bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
    3. TCVN 2737-1995 Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế.
    4. TCVN 40-1987 Kết cấu xây dựng và nền nguyên tắc cơ bản về tính
    toán.
    5. TCVN 220:1997 Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió
    theo tiêu chuẩn TCVN 2737:1995
    II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Hướng dẫn sử dụng chương trình ETABS
    2. Phương pháp phần tử hữu hạn. – Trần Bình, Hồ Anh Tuấn.
    3. Giáo trình giảng dạy chương trình ETABS
    4. Kết cấu bê tông cốt thép (phần kết cấu nhà cửa) – Gs Ts Ngô Thế
    Phong, Pts Lý Trần Cường, Pts Trịnh Kim Đạm, Pts Nguyễn Lê Ninh.
    5. Kết cấu thép II (công trình dân dụng và công nghiệp) – Phạm Văn
    Hội, Nguyễn Quang Viên, Phạm Văn Tư, Đoàn Ngọc Tranh, Hoàng
    Văn Quang.
    III. VẬT LIỆU DÙNG TRONG TÍNH TOÁN
    1. Bê tông:
    _ Theo tiêu chuẩn TCVN 5574-2012.
    Bêtông đựoc sử dụng là bêtông B30

    a) Với trạng thái nén:
    + Cường độ tính toán về nén : 17,0 MPa = 170 KG/cm2.
    + Cường độ tiêu chuẩn về nén : 40 MPa = 400KG/cm2.

    b) Với trạng thái kéo:.
    + Cường độ tính toán về kéo : 1,2 MPa = 12 KG/cm2.
    + Cường độ tiêu chuẩn về kéo : 1,85 MPa = 18,5 KG/cm2.
    – Môđun đàn hồi của bê tông:
    Được xác định theo điều kiện bê tông nặng, khô cứng trong điều kiện
    tự nhiên.Với B30 thì Eb = 3,25×105 KG/cm2.
    2. Thép:
    Thép làm cốt thép cho cấu kiện bê tông cốt thép dùng loại thép sợi thông
    thường theo tiêu chuẩn TCVN 5574-2012
    Cường độ của cốt thép cho trong bảng sau:
    14

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  15. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    Chủng loại Cường độ tiêu chuẩn Cường độ tính toán
    2
    (Kg/cm ) (Kg/cm2)
    AI 2400 2300
    AII 3000 2800
    AIII 3900 3800

    Cường độ của cốt thép
    Môđun đàn hồi của cốt thép: E = 2,1.10 6 Kg/cm2.

    15

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  16. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    CHƯƠNG II: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU
    *Khái quát chung
    Lựa chọn hệ kết cấu chịu lực cho công trình( hệ chịu lực chính) có vai trò
    quan trọng tạo tiền đề cơ bản để người thiết kế có được định hướng thiết lập mô
    hình, hệ kết cấu chịu lực cho công trình đảm bảo yêu cầu về độ bền, độ ổn định phù
    hợp với yêu cầu kiến trúc, thuận tiện trong sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế.
    Trong thiết kế kế cấu nhà cao tầng việc chọn giải pháp kết cấu có liên quan
    đến vấn đề bố trí mặt bằng, hình thể khối đứng, độ cao tầng, thiết bị điện, đường
    ống, yêu cầu thiết bị thi công, tiến độ thi công, đặc biệt là giá thành công trình và sự
    làm việc hiệu quả của kết cấu mà ta chọn.
    I. GIẢI PHÁP KẾT CẤU PHẦN THÂN CÔNG TRÌNH
    1. Các lưa chọn cho giải pháp kết cấu chính
    Đối với nhà cao tầng có thể sử dụng các dạng sơ đồ chịu lực:
    + Hệ tường chịu lực
    + Hệ khung chịu lực
    + Hệ lõi
    + Hệ kết cấu khung vách kết hợp
    + Hệ khung lõi kết hợp
    + Hệ khung, vách lõi kết hợp

    a) Hệ tường chịu lực
    Trong hệ kết cấu này thì các cấu kiện chịu tải trọng đứng và ngang của nhà là
    các tường phẳng. Tải trọng ngang truyền đến các tấm tường thông qua các bản sàn
    được xem là cứng tuyệt đối. Trong mặt phẳng của chúng các vách cứng (chính là
    tấm tường) làm việc như thanh công xôn có chiều cao tiết diện lớn.Với hệ kết cấu
    này thì khoảng không bên trong công trình còn phải phân chia thích hợp đảm bảo
    yêu cầu về kết cấu, thiếu độ linh hoạt về không gian kiến trúc.
    Hệ kết cấu này có thể cấu tạo cho nhà khá cao tầng, tuy nhiên theo điều kiện
    kinh tế và yêu cầu kiến trúc của công trình ta thấy phương án này không thoả mãn.
    b) Hệ khung chịu lực
    Hệ khung gồm các cột và các dầm liên kết cứng tại các nút tạo thành hệ
    khung không gian của nhà. Hệ kết cấu này tạo ra được không gian kiến trúc khá linh
    hoạt. Kết cấu khung được tạo nên bởi cột và dầm liên kết với nhau bằng mắt cứng
    hoặc khớp, chúng cùng với sàn và mái tạo nên một kết cấu không gian có độ cứng.
    c) Hệ lõi chịu lực
    Lõi chịu lực có dạng vỏ hộp rỗng, tiết diện kín hoặc hở có tác dụng nhận toàn
    bộ tải trọng tác động lên công trình và truyền xuống đất. Hệ lõi chịu lực có hiệu quả
    16

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  17. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    với công trình có độ cao tương đối lớn, do có độ cứng chống xoắn và chống cắt lớn,
    tuy nhiên nó phải kết hợp được với giải pháp kiến trúc.
    So sánh với đặc điểm kiến trúc của công trình này ta thấy sử dụng hệ lõi là
    không phù hợp
    d) Hệ kết cấu hỗn hợp khung – vách – lõi chịu lực
    Đây là sự kết hợp của 3 hệ kết cấu đầu tiên. Vì vậy nó phát huy được ưu điểm
    của cả 2 giải pháp đồng thời khắc phục được nhược điểm của mỗi giải pháp.
    Tuỳ theo cách làm việc của khung mà khi thiết kế người ta chia ra làm 2 dạng
    sơ đồ tính: Sơ đồ giằng và sơ đồ khung giằng.
    * Sơ đồ giằng.
    Sơ đồ này tính toán khi khung chỉ chịu phần tải trọng thẳng đứng tương ứng
    với diện tích truyền tải đến nó còn tải trọng ngang và một phần tải trọng đứng do
    các kết cấu chịu tải cơ bản khác như lõi, tường chịu lực. Trong sơ đồ này thì tất cả
    các nút khung đều có cấu tạo khớp hoặc các cột chỉ chịu nén.
    * Sơ đồ khung – giằng.
    Hệ kết cấu khung – giằng được tạo ra bằng sự kết hợp giữa khung và vách
    cứng. Hai hệ thống khung và vách được lên kết qua hệ kết cấu sàn. Khung cũng
    tham gia chịu tải trọng đứng và ngang cùng với lõi và vách. Hệ thống vách cứng
    đóng vai trò chủ yếu chịu tải trọng ngang, hệ khung chủ yếu thiết kế để chịu tải
    trọng thẳng đứng. Sự phân rõ chức năng này tạo điều kiện để tối ưu hoá các cấu
    kiện, giảm bớt kích thước cột và dầm, đáp ứng được yêu cầu kiến trúc.
    Sơ đồ này khung có liên kết cứng tại các nút (khung cứng).
    * Kết luận:
    Qua phân tích ưu nhược điểm của các hệ kết cấu, đối chiếu với đặc điểm kiến
    trúc của công trình: ta chọn phương án kết cấu khung chịu lực làm kết cấu chịu lực
    chính của công trình
    2. Các lựa chọn cho giải pháp kết cấu sàn
    Để chọn giải pháp kết cấu sàn ta so sánh 2 trường hợp sau:

    a) Kết cấu sàn không dầm ( sàn nấm)
    Hệ sàn nấm có chiều dày toàn bộ sàn nhỏ, làm tăng chiều cao sử dụng do đó
    dễ tạo không gian để bố trí các thiết bị dưới sàn (thông gió, điện, nước, phòng cháy
    và có trần che phủ), đồng thời dễ làm ván khuôn, đặt cốt thép và đổ bê tông khi thi
    công.
    b) Kết cấu sàn dầm
    Là giải pháp kết cấu được sử dụng phổ biến cho các công trình nhà cao tầng.
    Khi dùng kết cấu sàn dầm độ cứng ngang của công trình sẽ tăng do đó chuyển vị
    ngang sẽ giảm. Khối lượng bê tông ít hơn dẫn đến khối lượng tham gia dao động
    giảm. Chiều cao dầm sẽ chiếm nhiều không gian phòng ảnh hưởng nhiều đến thiết
    kế kiến trúc, làm tăng chiều cao tầng. Tuy nhiên phương án này phù hợp với công
    17

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  18. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    trình vì bên dưới các dầm là tường ngăn , chiều cao thiết kế kiến trúc là tới 3,6m nên
    không ảnh hưởng nhiều.
    Kết luận:
    Lựa chọn phương án sàn sườn toàn khối.
    II. SƠ BỘ KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN
    1. Chọn chiều dày sàn
    Chiều dày bản chọn sơ bộ theo công thức:
    𝐷∗𝑙
    ℎ𝑏 = với D = 0,8 – 1,4
    𝑚
    Trong đó : l là cạnh ngắn của ô bản.
    Xét ô bản lớn nhất có l = 8 m ; chọn D = 1 với hoạt tải 300kg/m2
    Với bản kê bốn cạnh chọn m = 40 – 45, ta chọn m = 42 ta có chiều dày sơ bộ của
    D * l 1*800
    bản: hb    19, 05 cm
    m 42
    Chọn thống nhất hb = 10 cm cho toàn bộ các mặt sàn. Các ô sàn sẽ được bố trí
    thêm các dầm phụ chia nhỏ ô sàn. Giúp tăng khả năng chịu lực của sàn, tăng sự ổn
    đinh, giảm độ võng của sàn khi diện tích ô sàn lớn.
    2. Chọn tiết diện dầm
    * Chọn dầm chính:
    1 1
    Vì nhịp dầm rất lớn nên không thể chọn theo công thức sơ bộ hdc ( ÷ )𝑙
    8 12
    được.
    Nên cần phải chọn thiết kế dầm theo dáng dầm dẹt, bề rộng dầm lớn hơn
    chiều cao dầm để đảm bảo kết cấu chịu lực và đảm bảo điều kiện về không gian
    kiến trúc đã được thiết kế.
    Việc sử dụng dầm bẹt xuất phát từ yêu cầu công năng của kiến trúc (phải đảm
    bảo chiều cao thông thủy tầng từ 2.6 – 2.7m). Khi dầm chính vượt khẩu độ lớn từ
    6m trở lên, chiều cao dầm chính phải thoả mãn yêu cầu của kiến trúc tức là không
    thể đáp ứng chiều cao hdầm= (1/8 -1/12) Lnhịp mà từ (1/15 – 1/20) Lnhịp, thậm chí
    trong nhiều trường hợp các kỹ sư kết cấu phải sử dụng phương án dầm bẹt hdầm =
    (1/18 -1/25)Lnhịp.
    * Chọn sơ bộ
    – Nhịp Y2 – Y3 : ld = 1150 cm
    Chọn hdc = 40 cm, bdc = 60 cm
    – Nhịp Y3 – Y4: ld = 800 cm
    Chọn hdc = 40 cm, bdc = 50 cm
    – Nhịp Y4 – Y5: ld = 270 cm
    Chọn hdc = 40 cm, bdc = 50 cm
    * Chọn dầm dọc:
    18

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  19. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    – Nhịp của dầm ld = 800 cm
    Chọn hdd = 40 cm, bdc = 60 cm
    * Dầm thang chọn kích thước 220×350
    * Chọn dầm phụ
    Vì ô bản sàn có kích thước quá lớn (1150cm x 800cm) nên cần phải bố trí
    thêm dầm phụ để tăng sức chịu tải của sàn và chia nhỏ ô sàn đảm bảo điều kiện kết
    cấu.
    + dầm học: chọn hdp = 30cm, bdp =30cm
    3. Chọn kích thước tường
    * Tường bao
    Được xây chung quanh chu vi nhà, do yêu cầu chống thấm, chống ẩm nên
    tường dày 22 cm xây bằng gạch đặc M75. Tường có hai lớp trát dày 2 x 1,5 cm
    * Tường ngăn
    Dùng ngăn chia không gian trong mỗi tầng, song tuỳ theo việc ngăn giữa các
    phòng hay ngăn trong 1 phòng mà có thể là tường 22 cm hoặc 11 cm. Tường có hai
    lớp trát dày 2 x 1,5 cm
    4. Chọn kích thước cột
    N
    Sơ bộ lựa chọn theo công thức : F b= (1,2 1,5)
    Rn
    Trong đó:
    Rn=170 kg/cm2
    N : lực dọc lớn nhất có thể xuất hiện trong cột
    Tính gần đúng N = số tầng x diện chịu tải x (Tĩnh tải + Hoạt tải)
    Dự kiến cột thay đổi tiết diện 2 lần tầng 1-5, tầng 6-11

    19

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

  20. ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Đồ án tốt nghiệp 2018

    sơ đồ truyền tải nên cột
    20

    ĐÀO THANH HẢI_XD1801D_1412402034

Download tài liệu Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Công trình khu thực hành tiền lâm sàng trường Đại học Y Hải Phòng File Word, PDF về máy

Thông tin liên hệ:
  • Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng HOMYLAND
  • Liên hệ: KTS Minh Đức
  • Phone: 0962.682.434
  • Email: info.homyland@gmail.com
  • Website: homyland.com.vn
Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công nhà phố, biệt thư. HOMYLAND tự tin mang đến cho bạn những công trình hoàn hảo nhất. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ.

Bài viết cùng chủ đề: